Bất ngờ khi TP.HCM đứng thứ 2 trong 10 điểm đến ẩm thực đường phố ngon nhất châu Á
Vốn là những người bạn thân thiết trong showbiz song thời gian qua, Dược sĩ Tiến và Hương Giang ít đồng hành cùng nhau khiến nhiều người đồn đoán về mối quan hệ của cả hai rạn nứt. Thậm chí, có tin đồn cho rằng cặp sao "cạch mặt" vì người thứ ba. Xuất hiện trong một sự kiện mới đây, Dược sĩ Tiến đã thẳng thắn nói về thông tin này.Mua ô tô cũ lần đầu: Lưu ý gì để sang tên thuận lợi?
Ngày 9.1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ; đồng thời khen thưởng tiền vệ Nguyễn Hai Long sau khi cùng đội tuyển quốc gia vô địch AFF Cup 2024.Theo đó, tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng khen, tặng hoa và tiền thưởng 350 triệu đồng cho tiền vệ Hai Long. Cùng với đó, lãnh đạo CLB Bóng đá Quảng Ninh trao thưởng 100 triệu đồng cho tiền vệ đã xuất sắc tạo nên bàn ấn định tỷ số 3-2 đầy cảm xúc, tại trận chung kết lượt về với Thái Lan.Tại buổi lễ, ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và các lãnh đạo tỉnh biểu dương, đánh giá cao đóng góp của Nguyễn Hai Long cho đội tuyển quốc gia Việt Nam trong hành trình giành chức vô địch AFF Cup 2024. Anh đang khoác áo CLB Hà Nội.Trước tình cảm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và CLB bóng đá Quảng Ninh, Hai Long chia sẻ: “Thực sự đây là những ngày đặc biệt với tôi sau khi trở về từ AFF Cup 2024. Tôi vinh dự có mặt tại Văn phòng Chính phủ và được diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ngày hôm nay, tôi tiếp tục vinh dự có mặt ở đây gặp mặt các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn các lãnh đạo tỉnh đã luôn động viên, khích lệ. Qua đây, tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm bóng đá Quảng Ninh để đội bóng tỉnh nhà sớm trở lại đấu trường cao nhất của bóng đá Việt Nam, cung cấp nhiều cầu thủ Quảng Ninh cho bóng đá nước nhà để thỏa lòng người hâm mộ đất Mỏ, làm rạng danh cho tỉnh Quảng Ninh. Tôi cũng mong rằng trong tương lai có cơ hội trở về cống hiến cho quê hương, mang lại nhiều niềm vui cho người hâm mộ”.Trước đó, vào tối qua (8.1), tại quê nhà H.Tiên Yên (Quảng Ninh) cũng tổ chức gặp mặt trao thưởng cho Hai Long. Tại quê nhà rất đông bạn bè, người thân, khán giả đã tới trụ sở UBND H.Tiên Yên để chụp ảnh, xin chữ ký với người con xuất sắc của quê hương mình. Tại AFF Cup 2024, Hai Long là cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng là người sở hữu bàn kết liễu Thái Lan, tại trận chung kết lượt về.Chia sẻ về bàn thắng ấn tượng trước Thái Lan, tiền vệ Hai Long cho biết, tình huống cuối trận chung kết diễn ra rất nhanh. Sau khi quan sát thấy thủ môn của Thái Lan dâng lên tấn công vào những phút cuối trận và khung thành đã bỏ trống, dù ở tư thế khó nhưng Hai Long vẫn quyết định dứt điểm từ giữa sân. Trái bóng từ từ lăn vào lưới trống trước bất chấp nỗ lực chạy về cứu bóng của hậu vệ Thái Lan.Năm 2024 là năm viên mãn với cầu thủ sinh năm 2000 quê Quảng Ninh. Hai Long đã ra sân trọn vẹn 26 trận (14 trận đá chính) cho CLB Hà Nội ở V-League 2023 - 2024. Không những vậy, cầu thủ này còn là mảnh ghép quan trọng mùa này khi góp mặt ở đội hình chính 7 trong 9 trận của đội bóng thủ đô tại giải vô địch quốc gia. Anh nắm giữ vai trò sáng tạo trên hàng công, khi chơi như một số 10 toàn năng. Hai Long có thể lùi về kéo bóng, di chuyển xông xáo để phối hợp, rồi đẩy cao dứt điểm như một tiền đạo để mang đến thêm giải pháp cho hàng tiền đạo.
Sự tiến hóa của AI: Từ Hội thảo Dartmouth đến ChatGPT
Tết đó, tôi được ăn… thịt heo rừng tại cơ quan Tiểu ban tuyên truyền Binh vận (B6) của tôi. Số là trước tết, anh Chín Thế, người quản lý rất giỏi săn bắn và bẫy heo rừng, vẫn nhiều đêm không đi săn thì gài bẫy. Có một đêm, anh Chín Thế đi kiểm tra mấy cái bẫy loại lớn chuyên gài heo rừng, và phát hiện một chú heo rừng to bự mắc bẫy. Bẫy dính vào chân, làm sao gỡ? Con heo rừng này rất can đảm, nó đã cắn vào chân mắc bẫy, sẵn sàng chịu mất một chân để thoát thân, nhưng chưa kịp thì bị anh Chín Thế phát hiện. Thế là xong!Cơ quan tôi hồ hởi vô cùng vì "chiến lợi phẩm" này. Những anh chuyên làm thịt heo nhanh chóng vào cuộc, và chẳng mấy chốc, con heo rừng đã thịt ra thịt, xương ra xương. Đúng 29 tết, nồi chảo của cơ quan được huy động để nấu các món ngon lành, và chú lính trẻ ít kinh nghiệm làm đầu bếp là tôi chỉ chờ vào cuộc… nhậu.Mùng 3 tết, tôi đạp xe sang "cứ" văn nghệ thăm anh Diệp Minh Tuyền và các bạn. Tình cờ lại gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa từ Hà Nội vượt Trường Sơn vô. Chuyện trò vui vẻ một lúc, thấy ban văn nghệ hơi… nghèo, tôi rủ anh Diệp Minh Tuyền cùng vài anh bạn đạp xe sang cơ quan tôi chơi. Nghĩ tới nồi thịt heo rừng còn đầy ắp ở cơ quan mình, tôi rủ mấy anh sang ăn. Lại lên xe đạp, phải 3 tiếng đồng hồ mới về tới cơ quan tôi. Anh Chín Thế rất vui khi tôi đón mấy nhà văn, nhà thơ về "xóm Binh vận", nên hô chị nuôi sửa soạn mâm chén cùng rượu đế chúc mừng năm mới. Nồi cháo đầu heo rừng thật tuyệt, húp tới đâu biết tới đó. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền vui quá, không hề khách khí.Rồi tôi nhớ…Tháng 5.1975 tại Sài Gòn. Thành phố vừa qua khỏi cảnh binh đao còn vui hơn tết. Tôi thấy những cuộc diễu hành tự phát có kèm văn nghệ múa hát, kể cả múa lân, của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những ngày hòa bình đầu tiên. Sự hồn nhiên, trong sáng của những "đám rước hòa bình" trên đường phố ấy khiến tôi ngạc nhiên không dứt. Tháng 5.1975, Sài Gòn tưng bừng lên đủ thứ, tùm lum lên đủ thứ. Và tôi, suốt ngày rong ruổi trên đường phố, làm không ra làm (vì công việc cơ quan đã hoàn thành), chơi không ra chơi, mà ăn lại càng… ngẫu hứng, nghĩa là tới bữa đâu ăn đó, đâu cũng gặp bạn bè, đâu cũng được bà con Sài Gòn hồ hởi cho... nhậu. Tết là như thế, chứ còn gì!Và tôi nhớ…Món vịt quay chợ Cũ mà "Tết Hòa bình" tháng 5.1975 tôi được ăn.Hồi ấy, nếu hỏi chợ Cũ ở đâu, có chết tôi cũng không biết. Nhưng bạn tôi, Tám Nhân, thì biết. Vì anh là sinh viên Sài Gòn tham gia hoạt động nội thành rồi lên chiến khu, ở đó chúng tôi quen và chơi thân với nhau. Một bữa chiều, Tám Nhân rủ tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh tới nhà Chú Hỏa chơi. Tôi cứ tưởng "chú Hỏa" là chú của… Tám Nhân, chứ đâu biết chú Hỏa là một trong những người giàu nhất Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc qua thời Mỹ chiếm. Nghe Tám Nhân kể trên đường đi ông "chú Hỏa" này là người Tiều, từng sở hữu tới 20% địa ốc ở Sài Gòn. Giàu cỡ đó thì quá cỡ thợ mộc rồi. Tôi với Ngô Thế Oanh cứ hớn hở theo Tám Nhân tới nhà chú Hỏa. Tới nơi mới biết đây không phải là nhà, mà là… lâu đài. Một lâu đài đúng nghĩa, to và sang trọng hết cỡ. Không được gặp chú Hỏa, vì hóa ra, ông đã mất lâu rồi. Con cháu ông cũng không còn ở lâu đài này nữa. Chỉ có mấy anh vệ binh giải phóng đang canh gác. Thấy chúng tôi tới chơi, anh em rất mừng. Chúng tôi nói muốn gặp vệ binh Lương Minh Cừ, là nhà thơ trẻ của quân Giải phóng mà chúng tôi quen, nhưng anh em nói Cừ đi… nhậu đâu đó, chưa về. Anh em mời chúng tôi vào thăm lâu đài, và… nhậu chơi. Gì chứ đề nghị thứ hai này thì chúng tôi quá hưởng ứng, nên vui vẻ theo anh em vào thăm lâu đài. Rồi anh em lấy từ hầm rượu nhà chú Hỏa mấy chai rượu Tây. Thoạt Tám Nhân nói chợ Cũ gần đây có món vịt quay kiểu Tàu là nổi tiếng nhất và anh xung phong đi mua. Chúng tôi chọn bàn nhậu là một góc cầu thang nhà chú Hỏa. Nói là góc cầu thang nhưng thú thật, đời tôi chưa bao giờ ngồi ở một chỗ "sạch sẽ và sáng sủa" (chữ dùng của văn hào E.Hemingway) như thế. Cầu thang lát đá cẩm thạch, là loại vật liệu tôi chỉ mới đọc trong sách chứ chưa bao giờ thấy. Với Ngô Thế Oanh chắc cũng vậy, vì chúng tôi vừa từ sình lầy Đồng Tháp hay núi rừng miền Trung bước tới Sài Gòn. Khi Tám Nhân mua vịt quay về, mâm nhậu lập tức được bày ra ngay trên góc cầu thang lát đá cẩm thạch. Chúng tôi hớn hở nâng ly, mừng hội ngộ. Nào ai ngờ được mình còn có một buổi chiều như thế, uống rượu Tây với vịt quay chợ Cũ ngay trong lâu đài chú Hỏa.Sau này, nếu ai hỏi tôi: "Trong những ngày hòa bình đầu tiên ấy, anh thích nhất món ăn nào của Sài Gòn?", tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: "Vịt quay chợ Cũ". Tôi chỉ nhớ mỗi món đó, dù đã ăn không ít món ngon Sài Gòn trong những ngày này. Hóa ra, ẩm thực luôn gắn với "đối tượng cùng ăn", với không gian và thời điểm. Một khi nó đã thành ký ức, thì chắc chắn là nó… ngon rồi. Chưa hết đâu bạn.Sắp Tết Đinh Tỵ 1977, tôi đang ở Hà Nội, tranh thủ chạy về quê Mộ Đức thăm thầy má tôi, cũng chỉ nghĩ ở quê vài ngày rồi trở ra Hà Nội, nhưng thầy má tôi giữ thằng con lại thêm một ngày, để gọi là "ăn tết trước". Ngày đó, thầy má tôi mới từ Hà Nội về quê, nhà còn rất tạm bợ, gọi là đón tết cho vui, tình cảm là chính, chứ có gì đâu mà "ăn".Rồi tôi lại tất tả chạy ra Hà Nội để sau tết tổ chức… cưới vợ.Năm 1976 là "năm Bính" của tôi. Vậy mà có những chuyện lớn tôi tính được và hoàn thành cơ bản trong năm này. Đầu tiên là chuyện viết trường ca. Rồi tới chuyện tình yêu và cưới vợ. Cô gái tôi yêu và yêu tôi đã chấp nhận sẽ đi suốt đời với một anh lính-nhà thơ nghèo là tôi. Tôi đưa em về ra mắt thầy má vào mùa hè 1976 và được thầy má hân hoan đồng ý.Vậy là Tết Đinh Tỵ 1977, vợ chồng tôi chính thức ăn tết tại Hà Nội ở nhà bà chị tôi. Chúng tôi lo đám cưới, một đám cưới cực giản dị, tổ chức vào mùng 6 Tết Đinh Tỵ, mượn nhà bà ngoại Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), một căn hộ nhỏ ở khu tập thể Trung Tự, làm địa điểm tổ chức. Đám cưới của chúng tôi thật nhiều hoa, toàn hoa đẹp Ngọc Hà, và thật nhiều bạn, toàn là bạn văn chương hồn nhiên vui nổ trời, dù cỗ chỉ có lạc rang và rượu đế. Món quà cưới duy nhất vợ chồng tôi nhận được từ một anh bạn làm ở Báo Phụ nữ là một… chiếc chậu thau bằng nhôm. Hồi đó là vậy, không biết "phong bì" là cái gì. Nhưng thật vui, thật hạnh phúc. Coi như tôi đã được "ăn tết hai miền" Quảng Ngãi và Hà Nội, rồi được làm đám cưới ngay tại thủ đô. Còn gì hơn nữa! Tổng kết lại, năm 1974 ăn tết trong rừng chiến khu, tháng 5.1975 "ăn Tết Hòa bình" tại Sài Gòn, rồi đầu năm 1977 ăn Tết Đinh Tỵ kiêm… cưới vợ tại Hà Nội. Ba cái tết, vui cả ba năm luôn!
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Vì sao sinh viên cần rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian?
Trong đó, điểm sáng nổi bật về kết quả kinh doanh được ghi nhận từ mảng Thiết bị điện, Khu công nghiệp và bất động sản. Đây là kết quả kinh doanh ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức, cho thấy doanh nghiệp đã thích ứng tốt và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi.Tính riêng quý 4/2024, doanh thu thuần của GELEX đạt 10.142 tỉ đồng, tăng 16,4% so với quý 3 và tăng 25,1% so với cùng kỳ nhờ tất cả các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đều tăng trưởng tốt. Đây cũng là mức doanh thu quý cao nhất từ trước đến nay.Lợi nhuận gộp quý 4/2024 đạt 2.410 tỉ đồng, tăng 45,2% so với quý trước, tăng 108,1% so với cùng kỳ, cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi được cải thiện tích cực. Cả năm, lợi nhuận gộp là 6.766 tỉ đồng, tăng 22,8% so với năm trước.Biên lợi nhuận gộp cải thiện tích cực so với cùng kỳ và các quý đầu năm nhờ mảng thiết bị điện và vật liệu xây dựng phục hồi. Cầu phục hồi, giá bán cải thiện và việc chủ động điều tiết tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, phân phối, tồn kho giúp giảm chi phí hiệu quả. Cả năm, biên lợi nhuận gộp là 20%, tăng gần 2% so với năm 2023.Lợi nhuận trước thuế quý 4/2024 đạt 1.346 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 3.616 tỉ đồng, tăng 158,8% so với năm trước nhờ tăng trưởng mạnh của hoạt động kinh doanh cốt lõi bên cạnh lợi nhuận tài chính từ thoái vốn các khoản đầu tư.Trong đó, tăng trưởng ấn tượng đến từ mảng kinh doanh thiết bị điện do GELEX Electric quản lý với các dòng sản phẩm như dây cáp điện CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, dây đồng CFT… Đây đều là những thương hiệu uy tín trên thị trường với nhiều năm chiếm thị phần hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ giữ vững thị trường trong nước với các mặt hàng chiến lược, các doanh nghiệp mảng thiết bị điện của GELEX còn mở rộng các dòng sản phẩm mới, gia tăng tệp khách hàng và từng bước phát triển thị trường nước ngoài phù hợp.Trong đó, nhiều sản phẩm đã ra đời như dây cáp điện chậm cháy, chống cháy CADIVI, các sản phẩm phòng cháy, thiết bị an ninh, giám sát… Đây đều là các sản phẩm thiết bị điện có hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường, phục vụ cho lưới điện thông minh đang được GELEX chú trọng phát triển.Theo Báo cáo tài chính của GELEX Electric, năm nay khối thiết bị điện ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.130 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.153 tỉ đồng, trở thành khối có đóng góp quan trọng vào kết quả chung của Tập đoàn GELEX.Ở lĩnh vực vật liệu xây dựng, năm qua, đơn vị thành viên của GELEX là Viglacera tiếp tục chiến lược "xanh hóa" sản phẩm nhằm đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế. Nhiều sản phẩm như kính siêu trắng, đá nung kết, kính Low E và Solar Control được sản xuất từ dây chuyền kính tiết kiệm năng lượng hay bê tông khí chưng áp đã dần chinh phục thị trường.Mảng Khu công nghiệp và Bất động sản tiếp tục duy trì sức hút với các dòng vốn chất lượng. GELEX cùng đơn vị thành viên đã nâng tầm các khu công nghiệp lên một vị thế mới khi đi đầu trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh để thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường, tạo ra giá trị gia tăng cao.Trong năm, mô hình mới về khu công nghiệp xanh và thông minh được đơn vị thành viên Viglacera kích hoạt tại Thuan Thanh Eco Smart IP, dự án công trình khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao (Angsana Quan Lạn Hạ Long) được bấm nút hoạt động. Viglacera còn bổ sung 839,04 ha đất KCN khi được chấp thuận đầu tư thêm 3 KCN là KCN Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa), KCN Sông Công II (tỉnh Thái Nguyên) và KCN Trấn Yên (tỉnh Yên Bái).Bên cạnh đó, GELEX và Frasers Property Vietnam cũng đã khởi công 4 trung tâm công nghiệp cao cấp theo tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế, phù hợp với mục tiêu bền vững mà Chính phủ đã đề ra.Ở lĩnh vực khác như Hạ tầng tiện ích (các dự án năng lượng và nước sạch) đều được vận hành an toàn, ổn định và tối ưu chi phí.Tại 31.12.2024, tổng tài sản của GELEX đạt 53.803 tỉ đồng. Các hệ số về khả năng thanh toán, hệ số nợ đều được cải thiện tích cực. Các hệ số về hiệu quả kinh doanh ROA, ROE được cải thiện tốt.Giá trị thương hiệu GELEX tăng 55%, thuộc Top 10 công ty gia tăng giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam năm 2024 và được VIS Rating xếp hạng A về độ tín nhiệm. Hình ảnh GELEX sôi nổi cùng nhiều hoạt động với các đối tác như Frasers Property Vietnam, Sembcorp Industries, FPT, GTEL…GELEX cũng đồng loạt triển khai các dự án chiến lược quan trọng như Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, triển khai hệ thống Quản trị Nhân sự tập trung, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, chuẩn hóa quy trình công bố thông tin, công bố đồng thời bằng tiếng Anh từ 2025…Với kết quả kinh doanh ấn tượng cùng các dự án trọng điểm được triển khai, GELEX đã và đang xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững trong các lĩnh vực đầu tư là Thiết bị điện, Hạ tầng Khu công nghiệp, Tài chính ngân hàng và các lĩnh vực mới khác. Trong đó, GELEX sẽ lấy văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro, đầu tư vào nguồn nhân lực, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hướng đến tổ chức học tập và tiếp tục trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.